Bối cảnh Vụ chuyến bay "giải cứu" công dân trở về nước do đại dịch COVID-19

Từ giữa cuối tháng 3 năm 2020, Việt Nam đã tạm dừng các chuyến bay thương mại quốc tế để ngăn đại dịch COVID-19 lây lan. Kể từ đó, người lao động có tay nghề, chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam làm việc và người Việt ở nước ngoài muốn về nước phải đi bằng các chuyến bay giải cứu (hay còn được gọi là chuyến bay hồi hương). Khi đại dịch COVID-19 diễn biến ngày càng nguy hiểm, Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến bay để giải cứu công dân mắc kẹt ở nước ngoài.[6] Chuyến bay đón công dân đầu tiên có liên quan đến việc đưa công dân từ vùng dịch về nước là chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines sử dụng chuyên cơ Airbus 321, mang số hiệu HVN68, khởi hành lúc 21h55 ngày 9 tháng 2 năm 2020, đưa 30 công dân Việt Nam từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc về nước.[7] Từ đó trở đi, một số hãng hàng không khác như Vietjet Air, Bamboo Airways cũng tham gia vào công tác đưa công dân về Việt Nam.[8]

Chi phí

Đầu tháng 9 năm 2020, website chính thức của hãng Vietnam Airlines cho rằng mỗi chuyến bay giải cứu người Việt về nước có thể lên đến 10 tỉ đồng/chuyến. Các chuyến bay giải cứu thường có chi phí khá đắt đỏ khi phải lắp đặt thêm nhiều thiết bị y tế hỗ trợ bệnh nhân như máy lọc không khí, máy thở, giường bệnh dã chiến,... Để kịp thời gian giải tỏa hành khách và đúng quy định của các nước như Mỹ, Canada, hãng phải thuê luật sư, đối tác tư vấn làm dịch vụ xin cấp phép bay, có chuyến hãng phải chi tới 700 triệu đồng (khoảng 30.000 USD). Một số lý do như mức phí phục vụ mặt đất, nạp nhiên liệu ở mức gấp nhiều lần thông thường, thường xuyên phải khử trùng và chuyến bay chiều đi không có hành khách, chỉ đón khách ở chiều về nên làm tăng giá vé. Lãnh đạo Vietnam Airlines Lê Hồng Hà cho biết các chuyến bay giải cứu của hãng thực hiện xuyên suốt từ tháng 4 đến nay (tháng 9 năm 2020) thể hiện vai trò, nhiệm vụ của hãng, vé bán thu từ chuyến bay "giải cứu" không đáng kể so với chi phí với một chuyến bay khai thác đưa công dân về nước an toàn.[8]

"Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Việc tổ chức chuyến bay cứu hộ này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, vừa thể hiện tính nhân đạo của Đảng Cộng sản Việt NamNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn quan tâm tới công dân Việt Nam ở nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tổ chức chuyến bay hồi hương trong một chiến lược “thần tốc” trên tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau.”[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ chuyến bay "giải cứu" công dân trở về nước do đại dịch COVID-19 https://vnexpress.net/bat-giam-doc-cong-ty-lien-qu... https://baoquocte.vn/cuc-truong-cuc-lanh-su-viet-n... https://congthuong.vn/truc-loi-vo-luong-tren-cac-c... https://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0... https://laodong.vn/thoi-su/bo-ngoai-giao-thong-tin... https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/nguoi-phat-n... https://thanhnien.vn/post-924043.html https://thesaigontimes.vn/da-den-luc-ket-thuc-su-m... https://tienphong.vn/post-1413297.tpo https://tuoitre.vn/bat-thu-truong-bo-ngoai-giao-to...